Tin mới nhất

Thị trường nhà đất lần lượt đón tin “không vui”

ad+1


Chỉ trong vòng một tuần, hàng loạt tin "không vui" với thị trường nhà đất đã được công bố khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Con bí thư Đà Nẵng đổi đất tái định cư: Không sai, nhưng nhạy cảm...

Về việc con ông bí thư Thành ủy Đà Nẵng được đổi đất tái định cư từ vùng ven vào trung tâm, ông Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cho rằng không sai, nhưng nhạy cảm...


Ngày 18/7, trao đổi với PV ông Huỳnh Đức Thơ nói: “Người dân cũng được chuyển chứ không phải chỉ có mình con lãnh đạo.

Nếu các anh đến Trung tâm khai thác quỹ đất, nơi cấp sổ đỏ sẽ thấy rất nhiều trường hợp người dân chuyển đổi vị trí đất tái định cư, còn cán bộ bị giải tỏa chuyển đổi đất là số ít. Tôi tin như thế.

Trước năm 2015, việc chuyển đổi đất tái định cư thường hay xảy ra. Trên cơ sở người dân có nhu cầu gửi đơn, hội đồng trình duyệt.

mua bán nhà đất

Thời tôi còn làm chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn, rất nhiều hộ các nơi khác được đồng ý chuyển về tái định cư ở đây và nộp tiền theo giá đất ở đây, đó cũng bình thường thôi".

10 năm tới, Việt Nam cần 210 tỷ USD để xây nhà giá rẻ

Ước tính tổng nhu cầu nhà ở trong thập kỷ tới sẽ vào khoảng 210 tỷ USD, một phần lớn trong số này đến từ những hộ gia đình có thu nhập từ thấp đến trung bình.

Nghiên cứu bất động sản chuyên đề của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho thấy, nhu cầu thực trong phân khúc nhà ở giá phải chăng sẽ duy trì tăng trong vài năm tới do sự tăng trưởng cung cầu không tương đương trong phân khúc này.

"Ước tính rằng một căn hộ ở mức giá thấp nhất ở thời điểm hiện tại chỉ phù hợp đối với khoảng 15-20% dân số, dựa trên sự phân phối thu nhập của hộ gia đình. Chúng tôi cũng ước tính rằng tổng nhu cầu nhà ở trong thập kỷ tới sẽ vào khoảng 210 tỷ USD, một phần lớn trong số này đến từ những hộ gia đình có thu nhập từ thấp đến trung bình", VCSC dự báo.

“1,74 triệu người tại các đô thị có nhà ở dưới chuẩn”

25% nguồn cung nhà ở tại Việt Nam được xếp loại dưới chuẩn hoặc tạm bợ. Riêng tại các khu vực đô thị, ước tính có khoảng 1,74 triệu người có nhà ở dưới chuẩn.

Báo cáo của VCSC cũng cho biết, nghiên cứu của UN Habitat tiết lộ, "tình trạng không có đủ nhà ở giá phải chăng đảm bảo chất lượng được phản ánh thông qua việc 25% nguồn cung nhà ở tại Việt Nam được Chính phủ xếp loại dưới chuẩn hoặc tạm bợ".

Tuy nhiên, tại khu vực các đô thị, VCSC cho biết, Bộ Xây dựng ước tính có khoảng 1,74 triệu người có nhà ở dưới chuẩn.

Doanh nghiệp Trung Quốc rầm rộ xây dựng dự án không phép

Giải phóng mặt bằng chưa xong, chưa có quyết định bàn giao đất, nhưng doanh nghiệp Trung Quốc vẫn rầm rộ xây dựng tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh.

điều lo ngại nhất là người dân bị thu hồi hết đất ruộng sẽ không biết làm gì, đặc biệt đối với trường hợp đã hết tuổi lao động. Ông Lánh cũng cho biết, dù chưa có được quỹ đất sạch, Quảng Điền đã như một đại công trường. Một doanh nghiệp Trung Quốc đã tiến hành xây dựng nhà xưởng từ hơn 1 năm nay trên đất giải phóng mặt bằng nham nhở.

Cảnh báo trục lợi gói 30.000 tỷ đồng

Lãnh đạo CTCP Xây dựng Hạ Đình - chủ đầu tư dự án CT12 Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) gây khó dễ với khách hàng bằng những “chiêu thức” tương tự những gì từng làm với dự án Hạ Đình Tower (Thanh Xuân, Hà Nội). Trong khi cơ quan quản lý chưa có giải pháp ngăn chặn chủ đầu tư, người dân phải chịu thiệt hại nặng nề.

Như báo chí đã phản ánh, dự án CT12 Văn Phú (Hà Đông) được chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán  nhà đất dưới giá trị thực để khách hàng đủ điều kiện vay gói 30.000 tỷ đồng.

Vì tin tưởng sàn giao dịch bất động sản (BĐS) VIC Land (đơn vị phân phối dự án) nên nhiều khách hàng phải trả tiền ngoài hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, đến thời điểm bàn giao nhà tháng 6/2015, chủ đầu tư tìm mọi lý do khiến khách hàng có nhà nhưng không vào ở được.

Đút túi ngàn tỷ, đại gia vẫn chai mặt nợ thuế

Chào bán rầm rộ trên thị trường nhà đất nhưng không ít dự án đang bị cơ quan thuế bêu tên vì nợ tiền sử dụng đất. Trong số đó, không ít dự án BĐS được cho là hàng hot trên thị trường. Việc nợ đọng thuế này đồng nghĩa với chuyện tạo rủi ro cho khách hàng.

0 nhận xét: