Tin mới nhất

Nhà ở xã hội không mấy mặn mà với doanh nghiệp

ad+1


Chương trình phát triển nhà ở xã hội chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển bất động sản do thiếu tính hấp dẫn, cơ chế chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội còn rườm rà, qua nhiều tầng nấc.

Ví dụ: Dự án nhà ở xã hội tại phường Thảo Điền của Cty Thủ Thiêm có khoảng 1.900 m2 đất được chủ đầu tư mua lại quyền sử dụng nhà đất của dân vào năm 2004 với giá khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Hiện nay, giá đất theo bảng giá đất của TP HCM tại khu vực này khoảng 12 triệu đồng/m2, giá thị trường khoảng trên 20 triệu đồng/m2, nếu lấy giá cũ 2,5 triệu đồng/m2 của năm 2004 để tính giá thành dự án nhà ở xã hội thì sẽ rất thiệt thòi cho chủ đầu tư, và khó động viên chủ đầu tư tiếp tục tham gia chương trình phát triển nhà ở xã hội. Lợi nhuận định mức cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tính khoảng 10%, do vậy lợi nhuận thực nhận của DN thực tế thấp hơn, thậm chí có trường hợp bị lỗ.


nha o xa hoi


Hơn nữa, việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội phải được cấp tỉnh thông qua, sau đó trình Bộ Xây dựng, Bộ Xây dựng có văn bản chuyển Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chuyển đến ngân hàng thương mại thì mới xong thủ tục giải quyết cho DN. Một số DN đã được duyệt dự án nhà ở xã hội nhưng chưa triển khai, có doanh nghiệp như Cty CP 584 xin rút dự án Trịnh Đình Trọng, quận Tân Phú ra khỏi chương trình nhà ở xã hội. Trong khi đó, một số dự án nhà ở thương mại chuyển thành dự án nhà ở xã hội do thị trường mua bán nhà đất bị khủng hoảng đóng băng, DN xin chuyển đổi để xử lý hàng tồn kho, nợ xấu và để giảm lỗ, cắt lỗ. Nay, thị trường bất động sản đang phục hồi nên khó tiếp tục thu hút DN chuyển dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng chỉ có hiệu lực giải ngân trong thời hạn 36 tháng (3 năm) kể từ ngày 01/06/2013 đến hết ngày 31/05/2016 theo quy định tại điều 4 Thông tư 11/2013/TT- NHNN, trong lúc kết quả giải ngân đến nay mới đạt được trên 26%.

Theo quy định hiện nay, thời hạn cho vay của gói tín dụng ưu đãi là 15 năm áp dụng cho cả nhà ở thương mại và nhà ở xã hội. Hiệp hội cũng kiến nghị đối với nhà ở xã hội thì thời hạn cho vay là 20 năm thì hợp lý và phù hợp khả năng tài chính của người mua nhà và thông lệ quốc tế (các nước cho vay mua nhà ở xã hội thông thường từ 20 đến 30 năm). Và ân hạn 3 năm đầu người tiêu dùng chưa phải trả lãi vay và nợ gốc. Trường hợp các cặp vợ chồng mới kết hôn; người mới mua căn nhà đầu tiên; người lao động ngoại tỉnh chưa có hộ khẩu thường trú cũng được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng.

0 nhận xét: